| Yêu và sống
Ý nghĩa logo xe Mazda
Ý nghĩa logo xe Mazda trải qua nhiều nốt thăng trầm trong lịch sử, đến nay Mazda đã trở thành một hãng xe tầm cỡ, nổi tiếng trên thế giới với rất nhiều sản phẩm chất lượng.
► Ý nghĩa logo Mazda về lịch sử và hình thành:
Những năm 1920: Ban đầu tên gọi đầu tiên của hãng chính là Toyo Cork Kogyo thay vì Mazda như hiện tại. Thời điểm này, Toyo Cork Kogyo là công ty chuyên sản xuất máy móc nông cụ tọa lạc tại Thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Năm 1927: Toyo Cork Kogyo chính thức đổi tên thành Toyo Kogyo.
Năm 1931: Toyo Kogyo mới chính thức bước vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Tuy nhiên, chiếc xe đầu tiên của hãng lại là một chiếc xe ba gác có tên gọi Mazda-Go, ra đời tại Hiroshima. Chiếc xe này trông như một chiếc xe máy được độ thêm một hộc chứa hàng phía sau.
Giai đoạn 1950-1960: đến năm 1950, Toyo Kogyo mới chính thức sản sản xuất những chiếc xe 4 bánh cỡ nhỏ. Chiếc xe 4 bánh đầu tiên mà hãng giới thiệu là coupe R360 đã nhận được khá nhiều lời khen từ giới chuyên môn lẫn khách hàng.
Năm 1967: Toyo Kogyo chính thức quay lại sản xuất và cho ra đời chiếc xe động cơ quay đầu tiên có tên Cosmo Sport 110S. Kể từ thời điểm ra mắt cho đến tận ngày nay, Mazda vẫn là hãng xe duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ quay Wankel.
Năm 1970: Trong lúc Cosmo Sport 110S đang tạo được tiếng vang lớn, Toyo Kogyo đã nhanh chóng chớp thời cơ mở rộng thị trường tại Hoa kỳ vào năm 1970.
Năm 1973: tình hình kinh doanh của Toyo Kogyo gặp rất nhiều trở ngại khi nổ ra cuộc khủng hoảng dầu khí. Cuộc khủng hoảng này đã đẩy giá bán của nhiên liệu lên rất cao khiến thói quen tiêu dùng của người Mỹ thay đổi.
Năm 1978: thời điểm này, những mẫu xe thể thao có giá bán rất cao khiến khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận. Toyo Kogyo đã nhanh chóng chớp thời cơ khi cho ra mắt mẫu xe thể thao Mazda RX-7 với giá bán “mềm”. Hiển nhiên, mẫu xe trở nên cực hot và giúp hãng gặt hái được nhiều thành công.
Năm 1984: Đến tận thời điểm này, Toyo Kogyo mới chính thức đổi tên thành Mazda và được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Năm 1989: Mazda trình làng Miata MX-5, không quá lời khi nói đây là mẫu xe thành công nhất trong lịch sử Mazda từ trước đến nay.
Giai đoạn 2000-2009: thời điểm này, Miata MX-5 không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ mà còn ghi tên mình vào Kỷ lục Guinness với danh hiệu “Mẫu xe thể thao 2 cửa bán chạy nhất thế giới”.
Năm 2015: huyền thoại Miata MX-5 chính thức cán mốc 1 triệu chiếc được sản xuất. Đây là nhân tố quan trọng góp phần giúp Mazda trở thành hạng xe giá trị xếp thứ 15 trên thế giới.
Giai đoạn 2015- đến nay: Hiện tại, trung bình mỗi năm Mazda cung cấp ra thị trường 1,5 triệu chiếc ô tô. Trong đó, nơi tiêu thụ nhiều nhất chính là thị trường Nhật Bản. Kế đến là các thị trường khác như Mỹ, Nga, Australia, châu Âu, Australia và cuối cùng là Đông Nam Á.
► Ý nghĩa logo Mazda về biểu tượng:
Năm 1920 – 1931, trong những năm đầu tiên tồn tại, khi nhà máy chỉ sản xuất thiết bị kỹ thuật, logo hãng là hình ảnh cách điệu của một con dao phay để cắt kim loại và các bộ phận máy móc.
Vào năm 1931, logo đơn giản là tên công ty được tạo bằng phông chữ nghiêng viết tay, trong suốt và chỉ bao gồm một khung, nằm đè lên logo ngôi sao ba tia trắng – xanh đặc trưng của Mitsubishi vì sản phẩm của Mazda vẫn được phân phối thông qua hệ thống Mitsubishi đến hết năm 1936.
Đến năm 1934, logo chỉ bao gồm tên công ty được in xanh đậm và đặt trên bộ tản nhiệt phía trước của xe. Logo được viết nghiêng thanh lịch theo phong cách chữ viết Nhật Bản - với chữ dày hơn và các cạnh nhọn hơn.
Cho đến năm 1936, logo của công ty đã có sự thay đổi đáng kể, gợi nhắc đến dòng sông biểu tượng cho thành phố Hiroshima. Các nhà thiết kế đã lấy ba đường thẳng song song, ở giữa là các đường gấp khúc tạo thành 3 chữ “M”, viết tắt cho “Mazda Motor Manufacturer”. Đôi cánh ở cả hai bên tượng trưng cho tốc độ và sự dẻo dai của những chiếc xe họ làm, cũng như thể hiện tiềm năng bay cao và vươn xa trong ngành công nghiệp.
Năm 1959 là một năm quan trọng đối với công ty khi chiếc xe du lịch đầu tiên R360 được ra mắt, do đó logo được thay mới hoàn toàn. Biểu tượng mới là một khung mỏng màu đỏ, ở giữa là chữ “m” viết thường với hai bên hông thuôn dài - từ trái kéo lên và từ phải kéo xuống. Bên dưới vòng tròn là dòng chữ MAZDA in hoa có độ nghiêng.
Năm 1975, ban lãnh đạo công ty quyết định logo sẽ trở lại với xu hướng tối giản chỉ bao gồm tên hãng màu xanh nhạt, được hoàn thiện bằng phông chữ riêng của Mazda mà hãng vẫn sử dụng cho đến tận ngày nay. Điểm đặc biệt của là các chữ cái viết hoa được hạ thấp, chữ “z” có các sọc chéo màu trắng. Cho đến hiện tại, dòng chữ cách điệu này vẫn được sử dụng vì thể hiện được những giá trị nội tại của Mazda: trầm ổn, mạnh mẽ và không kém phần sáng tạo.
Đến năm 1991, một biểu tượng mới dạng hình thoi nằm trong hình bầu dục đã được thêm vào logo trước đó. Dòng chữ Mazda lúc này nằm dưới biểu tượng mới. Logo này biểu tượng cho hình ảnh viên kim cương góc cạnh tỏa sáng, vòng tròn ánh sáng mặt trời và hình đôi cánh, tất cả tổng hòa tạo nên hình ảnh giống ngọn lửa đang cháy trên nền mặt trời, hàm ý cho những đam mê, khát vọng và mong muốn truyền cảm hứng của Mazda.
Năm 1992, biểu tượng mới của Mazda được gắn trên Mazda 323 và 626 với thiết kế một hình thoi nằm trong hình elip. Biểu tượng hình thoi nằm trong hình bầu dục đã được các nhà thiết kế làm mềm đi, tạo nét mượt mà cho logo tổng thể. Nguyên nhân là bởi khi hai mẫu xe được xuất khẩu sang Pháp, logo trên xe tương đối giống với logo Renault nên Mazda buộc phải thay đổi. Các cạnh sắc của viên kim cương tượng trưng cho ngọn lửa khiến nó trông giống như nhãn hiệu động cơ quay của công ty. Đây là bước nền để hình thành nên logo của Mazda hiện tại. Logo này cũng tượng trưng cho thiết kế động cơ xoay nổi tiếng của Mazda.
Năm 1997- 2015, trong thời kỳ này, biểu tượng thương hiệu gần giống với logo ngày nay đã được tạo ra. Dấu hiệu hình thoi được thay thế bằng chữ V tiếng Anh (Victory - biểu tượng chiến thắng), đồng thời giống với hình đôi cánh nằm trong khung hình bầu dục tạo thành chữ M (biểu tượng của Mazda). Biểu tượng này dường như đang bay, hướng tới tương lai. Màu sắc của biểu tượng là màu xám kim loại với màu trắng, được làm bằng công nghệ 3D. Tên Mazda màu xanh lam được đặt bên dưới.
Năm 2015- 2018, ogo giai đoạn này trải qua những thay đổi nhỏ: biểu tượng vẫn giữ nguyên và tên hãng được làm lớn và có tông màu xám hơn, với điểm nhấn nằm ở viền font chữ. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đồng bộ hóa của Mazda cả về thiết kế lẫn công nghệ trên chuỗi sản phẩm, vì vậy logo hãng cũng chuyển sang tông xám tương đồng thay vì hai màu tách biệt như trước.
Năm 2018 đến nay, màu sắc và cách trình bày hình ảnh, chữ viết đều được đồng bộ hóa theo dạng 3D tông xám, nâng cao mức độ nhận diện cho hãng. Phiên bản hiện đại của logo bao gồm hai phần cơ bản. Đầu tiên là "V" biểu tượng của chiến thắng và "M" cách điệu đại diện cho Mazda cũng như sông Hiroshima – thuộc về thành phố sinh ra Mazda. Yếu tố này xuất phát từ logo năm 1936. Trong khi đó, hình bầu dục bao quanh chữ M được lấy cảm hứng từ logo năm 1991. Sự kết hợp của chúng đã tạo ra một logo thành công và dễ nhận biết nhất trong ngành công nghiệp ô tô.
Logo Mazda mang hình ảnh cánh chim sải dài tượng trưng cho tốc độ, sức mạnh, ổn định và sự linh hoạt. Việc kết hợp giữa đôi cánh đang bay lượn với quỹ đạo là đường tròn bao quanh chính là tất cả những gì mà Mazda muốn gửi tới khách hàng: “Cánh chim không mỏi”. Chắc chắn, Mazda vẫn đang bay và sẽ vươn cao, vươn xa hơn nữa trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới mà Matsuda hằng ao ước.
► Ý nghĩa logo Mazda về màu sắc:
Logo Mazda sử dụng hai tone màu chính là màu bạc xám và màu xanh dương. Trong đó, màu bạc tượng trưng cho sự tinh tế và sang trọng.
Màu sắc này được khá nhiều hãng xe trên thế giới lựa chọn để sử dụng cho biểu tượng của họ.
Kế đến là màu xanh, tượng trưng cho sự tin tưởng mà hãng xe này muốn gửi gắm đến cho khách hàng.
Bài viết được biên soạn bởi Mocabike - Ý nghĩa logo xe Mazda.
Bạn có thể quan tâm
- Tạp chí xe điện Mocabike (05/06/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Đánh giá xe điện VinFast Theon (29/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Dung lượng pin xe điện VinFast Theon (29/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Đánh giá xe điện VinFast Vento S (28/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Đánh giá xe điện VinFast Vento (28/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Đánh giá xe điện VinFast Evo200 (27/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Dung lượng pin xe điện Vinfast Evo 200 Lite (27/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Xe điện VinFast Vento đi được bao nhiêu km? (27/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- So sánh xe máy điện VinFast Impes và Tempest (27/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn
- Đánh giá xe điện VinFast Evo200 Lite (26/05/2023) Nguồn: https://mocabike.vn